Các loại hình làm lên một bộ Suit

1. Bespoke Suits : Chỉ những tiệm may do vest có tay nghề ở một mức độ cao và chỉ phục vụ một lượng khách hàng nhất định vì chất lượng cũng như giá thành của Bespoke rất đắt đó. Vải sử dụng để may Bespoke để đa phần là những loại vải cao cấp, ngoài ra một số loại vải còn được đặt in hoặc thêu theo nhu cầu riêng của khách hàng. Bộ Suit được làm theo phong cách Bespoke mang đậm phong cách của người 'mặc', thiết kế độc bản dựa trên gu thẩm mỹ riêng của từng cá nhân.Các nghệ nhân may Suit cũng phải có tuổi nghê và kinh nghiệm lâu cùng với thời gian làm khoảng 2-3 tuần mới xong được, trong nhiều trường hợp phải tinh chỉnh có thể kéo dài tới hàng tháng, năm. Nếu ở Hà Nội, các bạn muốn làm một bộ Bespoke có thể qua Dũng Tailor ở 119 - 127 Nguyễn Khuyến - Đống Đa - Hà Nội.
 
Làm một bộ suit với phương pháp Bespoke
 
"Bespoke" là thuật ngữ được đưa ra lần đầu tiên tại Savile Row, London. Nơi đây từ gần 200 năm trước cho tới tận ngày nay vẫn tập trung nhưng thương hiệu thời trang may đo cho Quý ông đẳng cấp nhất Thế giới. 
 
2. Made-to-measure Suits :  Là các bộ suit được may theo một khung số đo có sẵn trong hệ thống thư viện của nhà thiết kế (gọi là mẫu bìa). Vải được cắt theo bìa mẫu - có thể hiểu mẫu bìa như nền móng của một bộ suits - điều này đem lại tính chính xác cao trên tất cả các sản phẩm nhưng tiếc rằng cơ thể con người lại rất khác nhau. Hãy tưởng tượng như việc bạn đưa cho người thợ may một con số, người thợ may sẽ tìm kiếm trong kho của mình mẫu với số đo gần nhất với con số mà bạn đưa ra rồi điều chỉnh mẫu đó xem có mẫu bìa nào của mình để phù hợp và sát nhất với số đo của bạn và dựa vào đó cân chỉnh lại số đo gần với số đo của bạn. Tất nhiên có nhiều phần quan trọng mà rất khó để chỉnh sửa trên mẫu và cơ thể bạn nên các bộ suit thường không thể đẹp và vừa vặn như Bespoke Suits - nhưng được lợi thế về thời gian may sẽ nhanh hơn so với Bespoke Suits. Phân khúc may mặc này ít khi sử dụng các loại vải cao cấp để tránh giá thành cao.
 
Làm một bộ suit với phương pháp Mde to Measure
 
3. Ready-to-Wear Suit :  Đơn thuần là những bộ Suit may sẵn bán ở cửa hàng theo tiêu chuẩn size của từng hãng S, M, L. XL. Ưu điểm của loại hình này là giá thành rẻ và nhanh chóng, nhưng không thể đẹp tuyệt đối đặc biệt đối với những người có tỷ lệ cơ thể không được chuẩn (béo quá, gầy quá). Chất liệu làm các sản phẩm Suit theo phong cách Read-to-Wear đa phần là những chất liệu phổ thông, còn một số đặc biệt thì phải mua ở các hãng lớn.
 
Làm một bộ suit với phương pháp Ready to Wear
 
#DũngNguyễn sưu tầm & biên tập